LIÊN HỆ MUA BÁN- KÍ GỬI ĐẤT BÌNH DƯƠNG

HỌ VÀ TÊN

EMAIL CỦA BẠN

DI ĐỘNG

TIÊU ĐỀ

NỘI DUNG

Thủ tục sang tên nhà đất

1. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;
– Hộ khẩu thường trú của người mua;
– Trích lục thửa đất;
– Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;
– Chứng từ nộp tiền thuế đất.
2. Các khoản thuế phải nộp:
– Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở;
– Lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở;
3. Trình tự, Thủ tục sang tên nhà đất:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
Kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Kể từ ngày các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng hoàn thành nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Câu truyện mẫu Thủ tục sang tên nhà đất

Tôi có mua một căn hộ tập thể, có sổ đỏ, nhưng chúng tôi mới chỉ làm hợp đồng mua bán viết tay. Bên bán lúc đó trong hộ khẩu có ông chủ nhà và con trai, con dâu. Vì vậy chũ kí bên bán chỉ có 3 người này. Đến nay chúng tôi muốn làm thủ tục sang tên thì mới biết vợ chủ cũ mới mất, họ đã li thân khá lâu, và họ còn 3 người con nữa, đều đã trên 18 tuổi. Hộ khẩu vợ chủ cũ và 3 người con còn lại ở quê. Chúng tôi cần phải chuẩn bị những thủ tục gì?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi

Xin chân thành cảm ơn

Kính gửi Quý bạn đọc

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:

Kể từ thời điểm 1/7/2004 khi Luật Đất Đai 2003 có hiệu lực đến nay, tất cả các hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy viết tay hoặc giao dịch bằng miệng đều không được công nhận.

Điều 127 Khoản 1 Điểm b Luật Đất đai 2003 (Sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.”

Điều 167 Khoản 3 Điểm a Luật Đất đai 2013 cũng quy định: “a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Như vậy, giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu nhà mà bạn thực hiện không được pháp luật công nhận.

Để có thể làm thủ tục sang tên trong trường hợp này, giữa bạn và người chủ cũ phải tiến hành làm hợp đồng có công chứng .

Điểm a Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;”

Như vậy, người có quyền thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà là người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận.

Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nêu trên được cấp cho hộ gia đình thì trong Hợp đồng công chứng phải có chữ ký thể hiện sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình. Việc xác định những người có quyền đối với quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Điều 109 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:

“1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.

2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”.

***

Đánh giá bài viết

Posted by & filed under PHÁP LÝ NHÀ ĐẤT.

Chat Zalo

0934020537